Xây dựng cầu để làm gì? Làm thế nào để xây dựng cầu có trọng tải lớn và bền vững hơn? Những hiện tượng thường nhật trong cuộc sống sẽ được lý giải cực kỳ lí thú qua thí nghiệm "Làm cầu chịu lực" của cô và trò lớp 6A.
Cầu vốn là công trình giao thông quen thuộc để nối liền các điểm, giúp giao thông đi lại dễ dàng hơn. Nhưng làm thế nào để thiết kế được một cây cầu bền vững và chắc chắn? Làm thế nào giúp cầu tăng trọng tải? ,... là những băn khoăn của đa số các học sinh khi giờ học bắt đầu.
Vật liệu từ những thanh gỗ mỏng
Hay đơn giản chỉ từ những tờ báo giấy
Bằng những vật liệu đơn giản như tờ báo cũ, thanh gỗ, cùng sự hỗ trợ của băng dán, súng bắn keo, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, các cây cầu của từng nhóm đã được thành hình. Các em cũng hiểu hơn về các kiến thức khoa học như trọng lực, lực giãn, kết cấu nhịp cầu, trụ cầu... Việc tạo nên một kết cấu chuẩn từ những mẩu giấy hay những thanh gỗ mỏng cũng có thể chịu lực từ cả chồng sách hoặc cả một xô nước đầy đã khiến giờ học thêm hào hứng.
Tự hào về kết quả của nhóm mình
Hồi hộp với kết quả kiểm tra...
Cẩn thận với từng cốc nước được thêm vào bình
Nhóm nào cũng chăm chú ...
...và bất ngờ với điều kỳ diệu, lý thú
Các kỹ năng quan sát, so sánh, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, ra quyết định,..., trong giờ học đã dần giúp các em trau dồi thêm kỹ năng, tư duy của các "nhà khoa học nhí". Bên cạnh đó, kiến thức khoa học được bắt đầu từ quan sát thực nghiệm, dựa trên các bằng chứng, thí nghiệm và lý lẽ, khiến kiến thức trở nên tin cậy và đơn giản, góp phần vun đắp thêm tình yêu khoa học cho các em ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Ban Truyền thông